Dù bạn không thể đứng trong khuôn viên tuyệt đẹp của HBS, bạn vẫn có thể học được từ ngôi trường này, qua những cuốn sách nhỏ được viết một cách đơn giản và dễ đọc, với những chia sẻ, những kinh nghiệm thực tế và cả những câu chuyện cuộc đời.

"/>Dù bạn không thể đứng trong khuôn viên tuyệt đẹp của HBS, bạn vẫn có thể học được từ ngôi trường này, qua những cuốn sách nhỏ được viết một cách đơn giản và dễ đọc, với những chia sẻ, những kinh nghiệm thực tế và cả những câu chuyện cuộc đời.

"/>

Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn

19/08/2009

Dù bạn không thể đứng trong khuôn viên tuyệt đẹp của HBS, bạn vẫn có thể học được từ ngôi trường này, qua những cuốn sách nhỏ được viết một cách đơn giản và dễ đọc, với những chia sẻ, những kinh nghiệm thực tế và cả những câu chuyện cuộc đời.


Tên sách: Những điều trường Harvard không dạy bạnNhững điều trường Harvard vẫn không dạy bạn của tác giả Mark H. McCormack, Những điều trường Harvard thực sự dạy bạn của tác giả Philip Delves Broughton

Dịch giả: Nhóm dịch Alpha Books, Nguyễn Thu Hiền, Trịnh Minh Giang, Vũ Quế Hương, Hương Giang - NXB ĐH Kinh tế Quốc dân & Alpha Books.


Sự ra mắt bản tiếng Việt của ba cuốn sách (mà tiêu đề đáng nhẽ phải được dịch chính xác hơn là "Trường kinh doanh Harvard") trở nên cuốn hút hơn qua cuộc trò chuyện của những người là cựu sinh viên Harvard cũng như những người đang thực sự kinh doanh và kinh doanh thành đạt.

Cuộc thảo luận với ba diễn giả (từ trái sang) Nguyễn Cảnh Bình, Đinh Việt Hoà

và Nguyễn Hồng Trường được tổ chức tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân

nhân dịp ra mắt bản tiếng Việt của bộ ba cuốn sách. Ảnh: TC

Học ở Harvard

Diễn giả Đinh Việt Hoà, người từng là giảng viên ĐH tổng hợp Capitol Philippines và đã có thời giạn học tập tại Trường kinh doanh Harvard (HarvardBusinessSchool - HBS), đã miêu tả ngôi trường nổi tiếng này như một khuôn viên cho tự nhiên và kiến thức hoà quyện.

Ở đây anh đã được tiếp cận với phương pháp học nổi tiếng của HBS - học qua các case-study, trong đó người học được khuyến khích nói lên suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng của mình, còn người dạy chỉ gợi mở và dẫn dắt cuộc tranh luận cũng như chỉ ra những ý tưởng, như suy nghĩ đột phá nhất.

Diễn giả Nguyễn Hồng Trường, GĐ Phát triển Kinh doanh và Công nghệ, Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam, chưa từng được học ở HBS nhưng anh chia sẻ với nguyên tắc đạo tào của ngôi trường danh tiếng này: dù làm kinh doanh hay không, trước tiên phải học làm người.

Không quan trọng với tôi là anh ta xuất thân từ đâu. Nhà tù Sing Sing hay trường Harvard. Tôi thuê con người, không thuê quá khứ/nguồn gốc của họ.

Henry Ford

Cầm bộ ba cuốn sách trên tay và liếc qua phần mục lục, người đọc cũng có thể nhận thấy các tác giả đều muốn bắt đầu dẫn dắt độc giả bằng những câu chuyện "học làm người": cách nắm bắt, nhìn nhận, đánh giá con người; cách đối nhân xử thế; cách điều chỉnh cuộc sống... Đó là những điều mà dù không xác định trở thành nhà kinh doanh, bạn cũng vẫn nên học.

Như diễn giả Đinh Việt Hoà thông tin về những ngày đầu tiên thành lập HBS, trước câu hỏi, cũng là sự chế giễu của giới kinh doanh, rằng: làm sao có thể giảng dạy được việc kinh doanh trong trường lớp, ngôi trường này đã phải trăn trở, đấu tranh để tìm ra con đường đi riêng: giảng dạy về kinh doanh như một môn khoa học về hoàn thiện tư duy và phẩm chất con người hơn là đào tạo ra những người giỏi kiếm tiền.

Chính Philip Delves Broughton, tác giả cuốn Những điều trường Harvard thực sự dạy bạn, một nhà báo danh tiếng của tờ Telegraph chuyển sang học kinh doanh, đã chia sẻ: "Tôi muốn học về kinh doanh để làm chủ vận mệnh tài chính, và quan trọng hơn, làm chủ thời gian của mình. [...] Tôi hy vọng tấm bắng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) sẽ giúp tôi hiểu biết nhiều hơn về hoạt động của thế giới và có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc sống của mình".

Bìa của ba cuốn sách.

Học ở ngoài Harvard

Nhưng như 2/3 tựa sách đã khẳng định, có những điều kể cả HBS cũng không dạy bạn, hay chính tác giả Mark H. McCormack đã viết: "Để công bằng với Trường kinh doanh Harvard, những gì họ không dạy bạn chính là những gì họ không thể dạy được - làm sao hiểu tâm lý con người và sử dụng vốn hiểu biết đó để đạt được những điều bạn muốn".

Tác giả cũng không ngần ngại đánh giá rằng có tấm bằng MBA trong tay không đảm bảo bất cứ điều gì cho sự thành công trong kinh doanh, nếu không muốn nói là nó "đôi khi có thể ngăn cản khả năng làm chủ kinh nghiệm".

Sự tinh tế nằm ở chỗ tác giả hiểu được rất rõ những vấn đề tưởng chừng như vặt vãnh như giao tiếp điện thoại, cách sắp xếp một lịch trình công tác thậm chí là chọn giờ cho một chuyến bay cũng đều có thể ảnh hưởng đến những quýêt định kinh doanh quan trọng...

Nguyễn Hoài Nam, CEO Berjaya Việt Nam, Chủ tịch CLB Doanh nhân 2030 Tp. Hồ Chí Minh, trong lời đề từ cho cuốn Những điều trường Harvard vẫn không dạy bạn

Diễn giả Nguyễn Cảnh Bình, CEO kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty sách Alpha, người từ chuyên môn hoá dầu chuyển sang làm kinh doanh, cũng cho rằng học ở nhà trường phải kết hợp với trải nghiệm cuộc sống, và thành công của mỗi người đôi khi lại được quyết định bởi những gì bạn làm ngoài giờ học.

Tỉ phủ nổi tiếng Bill Gates (người sáng lập tập đoàn Microsoft) và tỉ phú trẻ Mark Zuckerberg (người sáng lập Facebook) là những ví dụ điển hình cho những gì bạn chỉ có thể học ở ngoài trường, cho dù là một trường kinh doanh hàng đầu như HBS.

Tác giảMark H. McCormack khẳng định: "Bài học tốt nhất bất kỳ ai cũng có thể học được từ trường kinh doanh là ý thức được những gì nhà trường không thể dạy bạn - tất cả mọi đặc tính và sự phức tạp của đời sống kinh doanh hàng ngày".

Vậy thì bạn có thể học được gì ở Trường kinh doanh Harvard? Đó là một phương pháp, một cách tư duy không chỉ có Yes hoặc No, một tinh thấn đón nhận mọi ý tưởng, mọi suy nghĩ của tất cả mọi người, theo diễn giả Đinh Việt Hoà.

Và cho dù bạn không thể đứng trong khuôn viên tuyệt đẹp của HBS, bạn vẫn có thể học được từ ngôi trường này, qua những cuốn sách nhỏ mà diễn giả Nguyễn Hồng Trường đánh giá là "được viết một cách đơn giản và dễ đọc, với những chia sẻ, những kinh nghiệm thực tế và cả những câu chuyện cuộc đời", giống như cách viết mà những người quan tâm có thể bắt gặp ở các blog của các giáo sư Trường kinh doanh Harvard.